Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:02
05:50 |
“Hiến kế” giảm xe máy ở Việt Nam
Đa dạng các loại hình giao thông công cộng, đi xe đạp và đi bộ… Đó là những biện pháp trước mắt mà chúng ta có thể làm ngay để giảm sự lệ thuộc của người dân vào chiếc xe máy.
Đâu cứ phải đi xe buýt
Hiện nay, giao thông công cộng chủ lực của các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là các loại xe buýt lớn. Tuy nhiên, nhiều người dân lại không “mặn mà” với phương tiện này bởi tốc độ di chuyển chậm, đông đúc và rất bất tiện.
Nhiều người dân lại không “mặn mà” với xe buýt bởi tốc độ di chuyển chậm, đông đúc và rất bất tiện
Thêm vào đó, hạ tầng giao thông đô thị tại các thành phố đông dân cư ở nước ta vẫn chưa đủ điều kiện đáp ứng cho hoạt động của xe buýt vì các đường nội đô rất hẹp, đến 70% là đường có khổ rộng từ 4- 6 mét. Đường giao thông nhanh xuyên tâm không nhiều, nhưng khổ đường lại không đều có đoạn rộng nhưng lại có đoạn bị bóp lại. Việc tách làn đường dành riêng cho xe buýt chỉ thực hiện được ở những đoạn rất ngắn như vậy khi xe buýt lớn không phát huy được tác dụng. Hơn nữa, tất cả các con đường bị giao cắt liên tục bởi những đường ngang từ trong các ngõ nhỏ đâm ra, muốn đi nhanh cũng không được trong khi ưu thế của xe buýt là chạy nhanh vận chuyển nhiều.
Với một vài lý do như vậy, thiết nghĩ chúng ta nên đa dạng hóa lạo hình xe công cộng: có loại lớn, loại trung và loại nhỏ. Đến Bangkok chúng ta thấy các loại xe Tuk Tuk cho 6-8 người rất phổ biến, còn loại Jeeney được cải tiến từ xe quân sự Mỹ chạy khắp ngang cùng ngõ hẻm của Manila. Các xe máy cải tiến từ hai người cho 4 người cũng xuất hiện khá nhiều ở Quảng Tây, Phúc Kiến của Trung Quốc. Còn ở châu Âu xu hướng sử dụng các loại xe bus mini trở nên thông dụng ở các thành phố vừa và nhỏ.
Nên chọn các phương tiện giao thông công cộng phù hợp với đường sá nhỏ hẹp, di chuyển nhanh, tiện lợi và giá rẻ
Khi đã có các phương tiện giao thông công cộng phù hợp với đường sá nhỏ hẹp, di chuyển nhanh, tiện lợi và giá rẻ, chắc hẳn nhiều người sẽ sử dụng chúng thay vì cứ mỗi người một chiếc xe máy chen chúc nhau trên đường.
Đi xe đạp và đi bộ
Một điều đáng lưu ý là nên phát triển trở lại xe đạp và đi bộ. Đây có thể là giải pháp khiến nhiều người nực cười, nhưng lại là cách mà nhiều thành phố văn minh trên thế giới đang áp dụng.
Người dân Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội nói riêng đã mất thói quen đi xe đạp và đi bộ. Các thành phố lớn của Trung Quốc đã khôi phục lại việc đi xe đạp và coi đó là “mốt thời thượng” không chỉ cho người nghèo và cả cho người giàu.
Xe đạp là phương tiện đi lại chính của nhiều người dân tại một số thành phố văn minh
Trong nhiều thành phố lớn ở châu Á (Trung Quốc, Malaysia,..) và châu Âu (Pháp, Đức,..) họ dành đất thiết kế làn đường ưu tiên dành riêng cho xe đạp, làm các bãi để xe không mất tiền, bãi xe sử dụng xe đạp miễn phí hoặc cho thuê với giá cực rẻ nhằm khuyến khích sử dụng xe đạp.
Nếu tuyên truyền tốt và tổ chức tốt và người dân có nhận thức thì có thể xe đạp sẽ được trở lại thời hoàng kim, và lúc này xe đạp không phải là hệ quả và biểu tượng của nghèo đói.
Trong giai đoạn rất khó có thể truất ngôi của những chiếc xe máy tại Việt Nam, phải chăng nên có những giải pháp thức thời nói trên.
>> Những chủ đề thảo luận cực "hot" về việc có nên cấm xe máy hay không:
- Cấm xe máy thì đi lại bằng gì?
- Người Việt còn lâu mới bỏ được xe máy
- Nói và làm Bàn cấm xe máy: Rỗi buôn cho vui?
- Cấm xe máy: Văn minh... phải hợp túi tiền!
- Năm 2020 sẽ tiến hành cấm xe máy
Thế Đạt (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá