Thứ Ba, 08/10/2024 | 00:27
15:09 |
Việt Nam lắm xe máy: Vui hay buồn?
Càng nhiều xe máy, người ta càng thấy “nhiêu khê”. Tai nạn giao thông, môi trường, tắc đường… nguyên nhân phần lớn là do xe máy.
Được coi là một quốc gia có số lượng xe máy “khủng” trên thế giới, Việt Nam chẳng thể tự hào vì kinh tế người dân nước mình “giàu có” để mỗi người có thể sở hữu không những 1 mà nhiều xe máy. Việc nhảy vọt số lượng xe máy chỉ khiến Việt Nam phải đương đầu với những thách thức về quá tải giao thông, áp lực lên môi trường, khó khăn trong công tác quản lý trật tự, đăng kiểm…
Trước hết là về giao thông, 80% xe máy tham gia giao thông là áp lực lên cho các đô thị lớn hiện nay. Hệ thống đường sá chật hẹp, ý thức người tham gia giao thông cũng chưa cao dẫn đến cứ đến giờ cao điểm là hầu như ở đâu cũng tắc nghẽn. Ôtô thì chịu chết đứng, còn xe máy thì mặc sức lợi dụng ưu thế nhỏ gọn, di chuyển thuận tiện cứ thể là lao lên vỉa hè, luồn lách… để vượt lên, điều đó càng khiến cho đã tắc lại càng tắc hơn.
Xét về góc độ an toàn, theo ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, thống kê tại Việt Nam, tai nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Gia tăng xe máy cũng đồng nghĩa với việc xả thải ra môi trường nhiều hơn, gián tiếp làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến hiệu ứng nhà kính, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bình quân mỗi năm thị trường Việt Nam "khai sinh” thêm hơn 3 triệu chiếc xe máy. Với đà tăng tiến như vậy, đến 2020, tổng số lượng xe máy lưu hành trên thị trường có khả năng đạt tới 60 triệu chiếc, vượt gần 24 triệu chiếc so với chỉ tiêu đã được phê duyệt. Là phương tiện giao thông thiết yếu của số đông người dân, nhưng lượng xe máy tăng nhanh sẽ gây ra nhiều hệ lụy rất đáng lo ngại.
Anh Đức (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá (6)